Theo y học cổ truyền, cây thạch vĩ dây có vị ngọt, tính lạnh. Quy vào hai kinh tiểu trường và bàng quang. Có tác dụng hông lâm, thanh nhiệt giải độc và lợi thấp. Chủ trị các chứng, thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, mụn nhọt sang lở, vết thương do bỏng.
Cây thạch vĩ dây còn có tên là, dương vong,... Đông y gọi là “hải kim sa” vì lá lóng lánh như những hạt cát vàng (kim sa). Là loại cây leo, thân rễ bò, lá dài, có nhiều cặp lá chét, mỗi lá chét có nhiều lá chét con mang ổ tử nang ở mép. Bao tử hình 4 mặt trắng xám hơi vàng. Vòng đầy đủ nằm ngang gần đỉnh bảo tử nang.
Cây mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở bụi rậm, bờ rào. Bộ phận được sử dụng làm thuốc là cả dây mang lá, dùng tươi hay phơi khô. Thu hái gần như quanh năm.
Thạch vĩ dây.
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm
Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, nước tiểu đỏ do nhiệt: Thạch vĩ dây 24g cho 400ml nước, đun sôi khoảng 15 phút, có thể thêm chút đường, uống thay trà trong ngày. Có thể thay thế bằng các vị thuốc sau: thạch vĩ dây 100g, mang tiêu 100g, hổ phách 40g, bằng sa 20g. Tất cả tán thành bột, uống ngày 5 - 8g, chia 3 lần, chiêu với nước ấm.
Sản phụ ít sữa: Thạch vĩ dây 12 - 24g, rửa sạch, đổ 400ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Chữa bỏng lửa (bỏng nhẹ, vết thương hẹp): Thạch vĩ dây 25g, đốt tồn tính, nghiền thành bột mịn, trộn với ít dầu vừng, rửa sạch vết thương bôi vào chỗ bị bỏng.
Chữa ăn uống khó tiêu, bụng trướng đầy do thấp trệ (tỳ thấp trướng mãn): Thạch vĩ dây 20g, bạch truật 8g, cam thảo 2g. Đổ 500ml nước sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống sau ăn 15 phút. Uống 5 - 10 ngày.
Hỗ trợ chữa sỏi niệu đạo: Thạch vĩ dây 30g, biển súc 15g, mã đề 30g. Tất cả cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 1 tuần. Nếu tiểu tiện khó đau rát: thạch vĩ dây 30g, hoạt thạch 30g, ngọn cành cam thảo 10g tán thành bột, mỗi lần uống 6g với nước sắc mạch môn, ngày 2 - 3 lần.
Lưu ý: Người tì vị hư hàn không dùng thạch vĩ dây.
Lương y Nguyễn Hữu